Giới thiệu Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh

1. Giơi thiệu:

1.1. Nhiệm vụ:

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập ngày 10 tháng 07 năm 2015 theo Quyết định số 2481/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT, trên sơ sở Khoa Giáo dục quốc phòng trực thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập thang 05 tháng 1982; là cơ sở giáo dục có nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác quốc phòng và quân sự địa phương;

- Tiếp nhận học sinh, sinh viên; tổ chức quản lý, rèn luyện, giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh; kiểm tra, thi đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định;

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định;

- Nghiên cứu khoa học, sư phạm quân sự, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và biên soạn bài giảng, tài liệu về Giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ khác của Nhà trường.

1.2. Tổ chức:

- Ban Giám đốc:

+ PGS.TS. Phạm Xuân Dương - Giám đốc;

+ Đại tá Luyện Văn Thuấn - Phó Giám đốc. SĐT 0778.245.367

- Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên:

+ Thượng tá Lê Xuân Hạnh - Trưởng phòng. SĐT 0979.815.358

+ Thiếu tá Ngô Văn Đoàn -  Phó Trưởng phòng

+ Phạm Kim Thoa - Giáo vụ. SĐT 0834 860 074

- Khoa Đường lối quân sự của Đảng:

+ Trung tá Trịnh Văn Cường - Trưởng khoa. SĐT 0936.325.338

+ Thiếu tá Đàm Văn Tuấn - Phó Trưởng khoa

+ Trung tá Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên

+ Thiếu tá Ngô Minh Hải - Giảng viên

- Khoa Kỹ thuật - chiến thuật:

+ Thượng tá Nguyễn Công Quân - Trưởng khoa. SĐT 0982.707.506

+ Trung tá Lê Văn Cường - Phó Trưởng khoa

+ Thượng tá Phạm Văn Điền - Giảng viên

+ Trung tá Phạm Xuân Dương - Giảng viên

+ Phạm Minh Hải - Chuyên trách tự vệ

2. Đào tạo:

2.1. Chương trình học theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm 165 tiết = 9 tín chỉ trong đó:

- Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (Mã học phần 24103), 3 tín chỉ = 45 tiết;

- Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh (Mã học phần 24102), 2 tín chỉ = 30 tiết;

- Học phần III: Quân sự chung (Mã học phần 24203), 2 tín chỉ = 30 tiết (10 tiết thực hành và 20 tiết ly thuyết);

- Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (Mã học phần 24204), 2 tín chỉ = 60 tiết (50 tiết thực hành và 10 tiết ly thuyết).

2.2. Điều kiện sinh viên được dự thi hết học phần:

- Thời gian tham gia học tập ≥ 80% tổng thời gian của học phần;

- Bài kiểm tra định kỳ ≥ 5 điểm.

2.3. Điều kiện được cấp chứng chỉ GDQPAN:

Điểm thi kết thúc các học phần ≥ 5 điểm.

2.4. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQPAN (theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH)

1. Đối tượng được miễn học môn học GDQPAN:

a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;

b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQPAN tương ứng với trình độ đào tạo;

c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.

2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQPAN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:

a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;

c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.

4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQPAN:

a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;

b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.

5. Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQPAN cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.